Tiến sĩ Kỹ thuật Điện tử

17:01 - 09 06 2017

TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


=> FILE chương trình đào tạo cập nhật 2021


 

1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở của Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và trên cơ sở tham khảo chương trình đào taọ tiến sĩ của một số trường đại học trong và ngoài nước.
 

Chương trình này nhằm mục đích giúp nghiên cứu sinh (NCS) hoàn chỉnh và nâng cao kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có kiến thức rộng về các ngành liên quan; hỗ trợ nghiên cứu sinh rèn luyện khả năng nghiên cứu, khả năng xác định vấn đề và độc lập giải quyết các vấn đề có ý nghĩa trong lĩnh vực chuyên môn, khả năng thực hành cần thiết. Nội dung chương trình còn có tác dụng hỗ trợ nghiên cứu sinh tự học những kiến thức nền tảng, nắm vững các học thuyết và lý luận của ngành, chuyên ngành; các kiến thức có tính ứng dụng của chuyên ngành; phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp viết các bài báo khoa học và trình bày kết quả nghiên cứu trước các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học; coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
 

1.1. Cấu trúc chương trình

Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ gồm ba phần:

  • Phần 1: Các học phần bổ sung (HPBS);
  • Phần 2: Các học phần tiến sĩ (HPTS), các chuyên đề tiến sĩ (CĐTS) và tiểu luận tổng quan (TLTQ);
  • Phần 3: Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ;

Cấu trúc cụ thể của các phần được trình bày trong Bảng 4.1 sau đây:

Bảng 1. Nội dung đào tạo

Phần Nội dung đào tạo Đối tượng A1 Đối tượngA2 Đối tượngA3
1 Học phần bổ sung Có thể học bổ sung Chương trình ThS KT Điện tử ³ 4 TC
2 Học phần tiến sĩ 8 đến 12 TC, 3 đến 5 HPTS
Tiểu luận tổng quan Thực hiện và báo cáo trong năm học đầu tiên
Chuyên đề tiến sĩ Tổng cộng 3 CĐTS, mỗi CĐTS 2 TC
3 Nghiên cứu khoa học
Luận án tiến sĩ
  • Tùy thuộc vào thời gian tốt nghiệp thạc sĩ và tùy theo định hướng nghiên cứu của đề tài tiến sĩ, đối tượng A1 có thể học bổ sung một vài học phần trong chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện tử tại Đại học Đà Nẵng. Đối với đối tượng A1, việc có học bổ sung hay không cũng như tên các học phần phải học bổ sung và số lượng tín chỉ (trong trường hợp phải thực hiện học bổ sung) do người hướng dẫn khoa học đề xuất và phải được thông qua bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa.
  • Đối tượng A2 phải thực hiện toàn bộ các học phần bổ sung được quy định trong chương trình thạc sĩ ngành Kỹ thuật  Điện tử tại Đại học Đà Nẵng, chi tiết các học phần được trình bày trong Bảng 4.2, không cần thực hiện luận văn thạc sĩ.
  • Việc quy định số tín chỉ của các Học phần bổ sung cho đối tượng A3 do người hướng dẫn khoa học của NCS quyết định dựa trên cơ sở đối chiếu các học phần trong bảng kết quả học tập thạc sĩ của thí sinh với chương trình thạc sĩ hiện tại của ngành đúng chuyên ngành tiến sĩ nhưng phải đảm bảo số tín chỉ tối thiểu trong Bảng 4.1. Các học phần bổ sung cụ thể này sẽ được thông qua bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa.
  • Các học phần tiến sĩ do người hướng dẫn khoa học đề xuất từ chương trình đào tạo tiến sĩ của trường nhằm trang bị kiến thức cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu cụ thể của luận án tiến sĩ. Các học phần tiến sĩ cụ thể này sẽ được thông qua bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa.

1.2. Các học phần bổ sung

Các học phần bổ sung là học phần giúp cho NCS có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ của NCS. Tùy theo đối tượng đầu vào, chương trình đào tạo cần xác định rõ số các học phần bổ sung tương ứng như phần quy định về cấu trúc chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ở mục 4.1.1. Danh mục các học phần bổ sung như Bảng 4.2.

Tổng thời gian cho các học phần bổ sung là không quá 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận là NCS. Các học phần bổ sung là các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định cho chuyên ngành đang thực hiện đào tạo tại ĐHĐN. Khối lượng tối đa là 36 tín chỉ, chưa kể các học phần Triết học và Ngoại ngữ.

Bảng 2. Danh mục các học phần bổ sung

MÃ SỐ MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC KHỐI LƯỢNG
Phần chữ Phần số TỔNG SỐ LT TN/TH
CÁC MÔN CHUNG 8    
ĐNTH 501 Triết học 4
ĐNTA 502 Ngoại ngữ 4
CÁC MÔN HỌC BẮT BUỘC 23
ĐVTC 510 Toán chuyên ngành 2 2 0
ĐVCV 511 Công nghệ vi điện tử và thiết kế VLSI 3 2 1
ĐVHT 512 Hệ thống thông tin số 2 2 0
ĐVTP 513 Kỹ thuật trải phổ & Công nghệ CDMA 2 2 0
ĐVLM 515 Logic mờ & mạng neural 3 2 1
ĐVWS 516 Lọc số và wavelet 3 2 1
ĐVXA 517 Xử lý ảnh số nâng cao 3 2 1
ĐVĐT 518 Tương thích điện từ và sóng điện từ trong các hệ định hướng 3 2 1
ĐVMI 519 Mạng băng rộng 2 2 0
CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN 13
ĐVXT 514 Xử lý tiếng nói 3 2 1
ĐVTQ 520 Hệ thống thông tin sợi quang 3 2 1
ĐVTV 522 Thiết kế ASIC 3 2 1
ĐVĐT 528 Kỹ thuật điều khiển hiện đại 2 2 0
ĐVVD 529 Thông tin vô tuyến và di động 2 2 0


1.3. Các học phần tiến sĩ, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

1.3.1. Các học phần tiến sĩ

Các học phần ở trình độ tiến sĩ giúp NCS cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; nâng cao trình độ lí thuyết, phương pháp luận nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, thiết yếu của lĩnh vực nghiên cứu. Mỗi học phần được thiết kế với khối lượng từ 2 đến 3 tín chỉ. Mỗi NCS phải hoàn thành từ 3 đến 5 học phần với khối lượng từ 8 đến 12 tín chỉ thuộc trình độ tiến sĩ. Các học phần cụ thể sẽ được người hướng dẫn khoa học của NCS đề nghị và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa thông qua.

Các học phần ở trình độ tiến sĩ bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần lựa chọn, trong đó, các học phần bắt buộc là những học phần căn bản, liên quan đến kiến thức cốt lõi ở mức độ cao của ngành và chuyên ngành. Các học phần lựa chọn có nội dung chuyên sâu phù hợp với đề tài NCS hoặc hỗ trợ rèn luyện các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, rèn luyện cách viết các bài báo nghiên cứu khoa học.

Bảng 3. Danh mục các học phần tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Điện Tử

TT Mã số môn học Tên môn học Khối lượng
  Phần chữ Phần số   Tổng số LT TN/TH
I Các môn học bắt buộc
1 EE 701 Thiết kế VLSI nâng cao 3 2 1
2 EE 702 Thiết kế hệ thống nhúng nâng cao 3 2 1
II Các môn học tự chọn
3 EE 710 Kiểm thử mạch tích hợp cỡ lớn (VLSI Testing) 3 2 1
4 EE 711 Điều khiển thích nghi nâng cao 3 2 1
5 EE 712 Điều khiển tối ưu nâng cao 3 2 1
6 EE 713 Điều khiển mạng neural 3 2 1
7 EE 714 Các hệ vi cơ điện tử (MEMs) 3 2 1
8 EE 715 Tính toán cấu hình lại được 3 2 1


1.3.2. Chuyên đề tiến sĩ

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp NCS giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Mỗi NCS phải hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ với khối lượng 6 tín chỉ. Các chuyên đề tiến sĩ này có thể tùy chọn từ danh sách hướng chuyên sâu (xem Bảng 4.4). Mỗi hướng chuyên sâu đều có người hướng dẫn do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Điện tử - Viễn thông quyết định. Người hướng dẫn khoa học luận án của NCS sẽ đề xuất đề tài cụ thể cho mỗi chuyên đề tiến sĩ, với ưu tiên đề xuất đề tài gắn liền, thiết thực với đề tài của luận án Tiến sĩ. Tên và số lượng hướng nghiên cứu chuyên sâu sẽ được cập nhật hằng năm.

Bảng 4. Danh mục các hướng chuyên sâu cho Chuyên đề Tiến sĩ

TT Mã số Hướng chuyên sâu Người hướng dẫn Số TC
1 EE721 Thiết kế VLSI và kiểm tra TS. Nguyễn Văn CườngPGS.TS. Nguyễn Thanh Bình 2
2 EE722 Thiết kế nhúng TS. Nguyễn Văn CườngTS. Huỳnh Việt Thắng 2
3 EE723 Tính toán cấu hình lại TS. Nguyễn Văn CườngTS. Huỳnh Việt Thắng 2
4 EE724 Điện tử y sinh TS. Cao Xuân HữuPGS.TS. Phạm Văn Tuấn 2
5 EE725 Xử lý tiếng nói PGS.TS. Phạm Văn TuấnTS. Huỳnh Hữu Hưng 2
6 EE726 Xử lý hình ảnh và video PGS.TS. Phạm Văn TuấnTS. Hồ Phước TiếnTS. Huỳnh Hữu Hưng 2
7 EE727 Phân tích hình ảnh và video TS. Hồ Phước TiếnPGS.TS. Phạm Văn Tuấn 2
8 EE728 Nhận dạng và bám đuổi đối tượng TS. Hồ Phước TiếnPGS. TS. Phạm Văn TuấnTS. Huỳnh Hữu Hưng 2
9 EE729 Mô hình tập trung thị giác TS. Hồ Phước Tiến 2
10 EE730 Phát sóng hài bậc cao và các ứng dụng TS. Đinh Bá Khương 2
11 EE731 Phát xung attosecond và ứng dụng trong việc nghiên cứu sự chuyển động của electron TS. Đinh Bá Khương 2
12 EE732 Hệ thống trên chip (SoC) TS. Nguyễn Văn CườngTS. Huỳnh Việt Thắng 2
13 EE733 Thiết kế và ứng dụng mạng trên chip (Network-on-Chip) TS. Huỳnh Việt ThắngTS. Nguyễn Văn Cường 2
14 EE734 Tính toán hiệu năng cao (High Performance Computing - HPC) TS. Nguyễn Văn CườngTS. Huỳnh Việt Thắng 2
15 EE735 Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Network) PGS.TS. Phạm Văn TuấnTS. Nguyễn Văn Cường 2
16 EE736 Cảm biến sinh học và cảm biến điện tử TS. Cao Xuân HữuPGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn 2
17 EE737 Thiết kế vi mạch vô tuyến tích hợp (RF-IC Design) TS. Nguyễn Văn CườngPGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn 2
18 EE738 Thiết kế và phát triển các bộ xử lý toán học dấu phẩy động hiệu năng cao TS. Huỳnh Việt Thắng 2


1.3.3. Tiểu luận tổng quan

Mỗi NCS phải thực hiện một bài tiểu luận tổng quan. Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi NCS thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.
 

1.4. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

1.4.1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của lĩnh vực nghiên cứu, chương trình đào tạo có các yêu cầu khác nhau về hoạt động nghiên cứu để tạo cơ sở cho NCS viết luận án.
 

Nội dung, quy mô nghiên cứu khoa học phải phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu, người hướng dẫn đề xuất hỗ trợ kinh phí và cơ sở vật chất thí nghiệm để NCS tiến hành xong các nghiên cứu cần thiết. NCS phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
 

Thời gian nghiên cứu khoa học được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Nếu vì lí do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu không thể hoàn thành trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án, NCS được đăng kí kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo dài do NCS chịu.
 

1.4.2. Luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lí luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội.Luận án tiến sĩ có khối lượng khoảng 100 trang A4, trong đó trên 50% là dành để trình bày các kết quả nghiên cứu và bàn luận của riêng nghiên cứu sinh.
 

2. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Khi tiếp nhận nghiên cứu sinh, căn cứ trình độ của từng nghiên cứu sinh, văn bằng nghiên cứu sinh đã có, các học phần nghiên cứu sinh đã học ở trình độ đại học và thạc sĩ, người hướng dẫn nghiên cứu sinh sẽ đề xuất  và Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa thông qua các học phần bổ sung cần thiết ở trình độ thạc sĩ; các học phần ở trình độ tiến sĩ và các chuyên đề tiến sĩ sao cho phù hợp, thiết thực với quá trình đào tạo và thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh, trình Giám đốc ĐHĐN phê duyệt. Ban Quản lý Khoa học và Đào tạo sau đại học sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch học tập và thông báo cho nghiên cứu sinh biết. Nội dung kế hoạch cơ bản thể hiện như Bảng 4.5 (Biểu đồ học tập) như sau:

  • Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network