Tiến sĩ Kỹ thuật Viễn thông
TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Theo QĐ số 2070/QĐ-ĐHBK của Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa về việc phê duyệt và công bố Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Viễn thông. Khoa Điện tử - Viễn thông thông báo nội dung chi tiết đối với Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Viễn thông.
1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở của Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 và Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và trên cơ sở tham khảo chương trình đào taọ tiến sĩ của một số trường đại học trong và ngoài nước.
Người học tốt nghiệp trình độ Tiến sĩ Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng ngành Kỹ thuật Viễn thông:
- Có khả năng sáng tạo tri thức mới, tiên tiến, chuyên sâu để giải quyết vấn đề khoa học phức tạp trong lĩnh vực kỹ thuật Viễn thông, đáp ứng các tiêu chuẩn và các yêu cầu khác nhau về sức khỏe, an toàn, môi trường, kinh tế - xã hội;
- Có kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, thiết bị, phần mềm mô phỏng phục vụ nghiên cứu và phát triển chuyên ngành kỹ thuật Viễn thông; suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo; tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn, đủ năng lực để viết các báo cáo, bài báo chuyên ngành và công bố khoa học;
- Có kỹ năng về ngoại ngữ, cập nhật các kiến thức, phương pháp nghiên cứu mới, truyền bá, phổ biến tri thức về kỹ thuật Viễn thông tại các diễn đàn, hội thảo, Hội nghị, nhằm thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn;
- Có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia nhằm giải quyết, tháo gỡ các vấn đề khó khăn trong lĩnh vực kỹ thuật Viễn thông.
1.1. Cấu trúc chương trình
CTĐT tiến sĩ ngành Kỹ thuật Viễn thông có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ/CSĐT trình độ bậc 7 và tối thiểu 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học.
Bảng 2. Cấu trúc chương trình đào tạo
Phần |
Nội dung đào tạo |
Đối tượng A1 |
Đối tượng A2 |
Đối tượng A3 |
1 |
Học phần bổ sung |
Theo yêu cầu |
Theo yêu cầu |
Chương trình ThS của ngành (³ 30 TC) |
2 |
Học phần tiến sĩ |
16 tín chỉ, bao gồm: |
||
2.1 |
Các học phần bắt buộc/tự chọn: 8 tín chỉ |
|||
|
||||
2.2 |
Nghiên cứu khoa học (bắt buộc): 8 tín chỉ |
|||
|
||||
3 |
Luận án tiến sĩ |
74 tín chỉ |
1) Đối tượng A1: Những người tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp, có hoặc không phải tham gia học các học phần bổ sung (Bảng 3) tùy theo yêu cầu của Khoa, của Chương trình đào tạo khi xét hồ sơ dự tuyển.
2) Đối tượng A2: Những người tốt nghiệp CSĐT trình độ bậc 7 ngành phù hợp, có hoặc không phải tham gia học các học phần bổ sung (Bảng 3) tùy theo yêu cầu của Khoa, của Chương trình đào tạo khi xét hồ sơ dự tuyển.
3) Đối tượng A3: Những người tốt nghiệp đại học hạng giỏi ngành phù hợp. Đây là đối tượng phải tham gia học tất cả các học phần bổ sung của trình độ Thạc sĩ (Bảng 3).
Ngoài các học phần bắt buộc theo kế hoạch học tập đã được phê duyệt từ đầu khóa, NCS có thể đăng ký học thêm các học phần tại Trường theo nhu cầu cá nhân, theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn để phục vụ quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. NCS chủ động đăng ký và theo học tập trung cùng các lớp học phần tại Trường (chỉ học không tập trung nếu học phần bổ sung trùng thời gian với các học phần tiến sĩ).
1.2. Các học phần bổ sung
Các học phần bổ sung nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Bảng 3: Danh mục các học phần bổ sung
STT |
Tên Môn học |
Số TC |
Bắt buộc |
Tự chọn |
1 |
Triết học |
3 |
x |
|
2 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
1 |
x |
|
3 |
Thiết kế ASIC |
3 |
x |
|
4 |
Công nghệ vi điện tử & thiết kế VLSI |
3 |
x |
|
5 |
Hệ thống thông tin quang |
3 |
x |
|
6 |
Xử lý ảnh số nâng cao |
3 |
x |
|
7 |
Mạng cảm biến vô tuyến |
2 |
x |
|
8 |
Tương thích điện từ |
3 |
x |
x |
9 |
Thiết kế hệ thống nhúng |
2 |
x |
|
10 |
Mã hóa kênh truyền |
2 |
x |
|
11 |
Lý thuyết thông tin |
2 |
x |
|
12 |
Xác suất và quá trình ngẫu nhiên |
3 |
x |
|
13 |
Logic mờ & thiết kế mạng neural |
2 |
x |
|
14 |
Hệ thống thông tin số |
2 |
x |
|
15 |
Sóng điện từ trong các hệ định hướng |
2 |
x |
|
16 |
An toàn, bảo mật phần cứng |
2 |
x |
|
17 |
Kỹ thuật điều chế và ghép kênh trong thông tin quang |
2 |
x |
|
18 |
Thiết kế anten |
2 |
x |
|
19 |
Thị giác máy tính nâng cao |
2 |
x |
|
20 |
Hệ thống thông minh |
2 |
x |
|
21 |
Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống truyền thông |
2 |
x |
|
22 |
Học tự động nhiều lớp |
2 |
x |
|
23 |
Ước lượng và lọc thích nghi |
2 |
x |
|
24 |
Thiết kế mạch tích hợp tín hiệu hỗn hợp |
2 |
x |
|
25 |
Phân tích tín hiệu trong miền kết hợp thời gian- tần số |
2 |
x |
|
26 |
Truyền thông không dây và mạng di động |
2 |
x |
|
27 |
Chuyên đề 1: Thiết kế bộ tăng tốc phần cứng dựa trên FPGA |
3 |
x |
|
28 |
Chuyên đề 2: Thiết kế bộ thu-phát vô tuyến |
3 |
x |
|
29 |
Chuyên đề 3: Phân tích định lượng và định tính luồng tin |
3 |
x |
|
30 |
Mạng Định Nghĩa Bằng Phần Mềm |
2 |
x |
|
Tổng |
>=30 |
21 |
9 |
1.3. Các học phần tiến sĩ, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan
1.3.1. Các học phần tiến sĩ
Các học phần ở trình độ tiến sĩ (bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn) nhằm nâng cao trình độ lý luận chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Tiểu luận tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ và các học phần bắt buộc và tự chọn khác.
1. Tiểu luận tổng quan
Tiểu luận tổng quan yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật Viễn thông.
2. Các chuyên đề tiến sĩ
Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ ngành Kỹ thuật Viễn thông.
3. Danh mục các học phần tiến sĩ
Ngoài Tiểu luận tổng quan và các chuyên đề tiến sĩ, NCS phải hoàn thành các học phần tự chọn và bắt buộc khác ở Bảng 4, đảm bảo đạt tối thiểu 16 tín chỉ.
Bảng 4: Danh mục các học phần tiến sĩ
TT |
Học phần tiến sĩ |
Số TC |
Bắt buộc |
Tự chọn |
1 |
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế |
2 |
x |
|
2 |
Tiểu luận tổng quan |
2 |
x |
|
3 |
Chuyên đề tiến sĩ 1 |
3 |
x |
|
4 |
Chuyên đề tiến sĩ 2 |
3 |
x |
|
5 |
Luận án tiến sĩ |
74 |
x |
|
6 |
Tối ưu hóa nâng cao |
3 |
x |
|
7 |
Mạng toàn quang |
3 |
x |
|
8 |
Thiết kế anten cho hệ thống IoT và hệ thống thông tin di động thế hệ mới |
3 |
x |
|
9 |
Hệ thống quang-vô tuyến băng tần rộng (MMW/RoF) cho thông tin di động thế hệ mới |
3 |
x |
|
10 |
Phân tích và xử lý thông tin |
3 |
x |
|
11 |
Học sâu cho thị giác máy tính |
3 |
x |
|
12 |
Các kỹ thuật truyền thông tiên tiến |
3 |
x |
|
13 |
Thiết kế mạch tích hợp CMOS cho dải sóng millimeter và sóng Teraherzt |
3 |
x |
|
14 |
Kỹ thuật đa anten thông minh |
3 |
x |
|
Tổng số tín chỉ |
90 |
84 |
6 |
Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ
4.1. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là thành phần chính yếu và bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua kết quả đánh giá Tiểu luận tổng quan, các chuyên đề tiến sĩ và trong luận án tiến sĩ, cũng như qua những công bố khoa học có liên quan của NCS.
Tùy theo tính chất của lĩnh vực nghiên cứu, chương trình đào tạo có các yêu cầu khác nhau về hoạt động nghiên cứu để tạo cơ sở cho NCS viết luận án trong lĩnh vực Kỹ thuật Viễn thông.
Nội dung, quy mô nghiên cứu khoa học phù hợp với mục tiêu của luận án tiến sĩ. Tùy theo tính chất của đề tài nghiên cứu, người hướng dẫn đề xuất hỗ trợ kinh phí hoặc cơ sở vật chất thí nghiệm để NCS tiến hành xong các nghiên cứu cần thiết. NCS phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế.
Thời gian nghiên cứu khoa học được bố trí trong thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ. Nếu vì lí do khách quan hay chủ quan, việc nghiên cứu không thể hoàn thành trong thời gian dự kiến thì để đảm bảo chất lượng luận án, NCS được đăng kí kéo dài thời gian nghiên cứu. Các chi phí đào tạo trong thời gian kéo dài do NCS tự trang trải.
4.2. Luận án tiến sĩ
Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
Danh mục hướng nghiên cứu, dự kiến người hướng dẫn và số lượng NCS có thể nhận (xem Phụ lục 5).
Kế hoạch học tập - nghiên cứu và nhiệm vụ của nghiên cứu sinh
1. Biểu đồ học tập và nghiên cứu
Hình 1. Biểu đồ học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh
Kế hoạch học tập - nghiên cứu
Nghiên cứu sinh xây dựng kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học toàn khoá và từng học kỳ, được người hướng dẫn và Khoa/Bộ môn thông qua.
Kế hoạch học tập và nghiên cứu thể hiện ở Bảng 5, Bảng 6 và sơ đồ Hình 1.
Bảng 5: Kế hoạch học tập các học phần bổ sung (dành cho đối tượng A2, A3)
Học kỳ 1 (năm thứ nhất) |
Học kỳ 2 (năm thứ nhất) |
||||
STT |
Tên học phần |
TC |
STT |
Tên học phần |
TC |
1 |
Triết học |
3 |
1 |
Hệ thống thông tin quang |
3 |
2 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
1 |
2 |
Xử lý ảnh số nâng cao |
3 |
3 |
Thiết kế ASIC |
3 |
3 |
Hệ thống thông tin số |
2 |
4 |
Thiết kế hệ thống nhúng |
2 |
4 |
Mã hóa kênh truyền |
2 |
5 |
Công nghệ vi điện tử & thiết kế VLSI |
3 |
5 |
Lý thuyết thông tin |
2 |
6 |
Mạng cảm biến vô tuyến |
2 |
6 |
Xác suất và quá trình ngẫu nhiên |
3 |
7 |
Thiết kế hệ thống nhúng |
2 |
7 |
Xử lý ảnh số nâng cao |
3 |
8 |
Thiết kế mạch tích hợp tín hiệu hỗn hợp |
2 |
8 |
Sóng điện từ trong các hệ định hướng |
2 |
9 |
Phân tích tín hiệu trong miền kết hợp thời gian- tần số |
2 |
9 |
An toàn, bảo mật phần cứng |
2 |
10 |
Truyền thông không dây và mạng di động |
2 |
10 |
Kỹ thuật điều chế và ghép kênh trong thông tin quang |
2 |
11 |
Chuyên đề 1: Thiết kế bộ tăng tốc phần cứng dựa trên FPGA |
2 |
11 |
Thiết kế anten |
2 |
12 |
Chuyên đề 2: Thiết kế bộ thu-phát vô tuyến |
2 |
12 |
Thị giác máy tính nâng cao |
2 |
13 |
Chuyên đề 3: Phân tích định lượng và định tính luồng tin |
2 |
13 |
Hệ thống thông minh |
2 |
14 |
Mạng Định Nghĩa Bằng Phần Mềm |
2 |
14 |
Mô hình hóa và mô phỏng hệ thống truyền thông |
2 |
15 |
Học tự động nhiều lớp |
2 |
15 |
Ước lượng và lọc thích nghi |
2 |
Tổng số tín chỉ tối thiểu |
15 |
Tổng số tín chỉ tối thiểu |
15 |
Bảng 6: Kế hoạch học tập các học phần tiến sĩ
TT |
Nội dung đào tạo |
TC |
Tên giảng viên phụ trách (dự kiến) |
Kết quả dự kiến |
I. Năm thứ nhất (tổng số 30 tín chỉ) |
||||
1 |
Quản lý dự án nghiên cứu và công bố quốc tế |
2 |
PGS. TS. Nguyễn Đình Lâm |
Bảng điểm học tập |
2 |
Tiểu luận tổng quan |
2 |
Bộ môn KTVT |
Bảng điểm học tập |
3 |
Chuyên đề tiến sĩ 1 |
3 |
Bộ môn KTVT |
Bảng điểm học tập |
Nghiên cứu sinh lựa chọn 2 trong số các học phần sau để hoàn thành chương trình học |
||||
4 |
Tối ưu hóa nâng cao |
3 |
TS. Nguyễn Duy Nhật Viễn |
Bảng điểm học tập |
5 |
Mạng toàn quang |
3 |
PGS. TS. Nguyễn Tấn Hưng |
Bảng điểm học tập |
6 |
Thiết kế anten cho hệ thống IoT và hệ thống thông tin di động thế hệ mới |
3 |
PGS. TS. Nguyễn Văn Cường, TS. Võ Duy Phúc |
Bảng điểm học tập |
7 |
Hệ thống quang-vô tuyến băng tần rộng (MMW/RoF) cho thông tin di động thế hệ mới |
3 |
PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn |
Bảng điểm học tập |
8 |
Phân tích và xử lý thông tin |
3 |
PGS. TS. Bùi Thị Minh Tú, TS. Võ Duy Phúc |
Bảng điểm học tập |
9 |
Học sâu cho thị giác máy tính |
3 |
TS. Hồ Phước Tiến |
Bảng điểm học tập |
10 |
Các kỹ thuật truyền thông tiên tiến |
3 |
TS. Nguyễn Duy Nhật Viễn |
Bảng điểm học tập |
11 |
Thiết kế mạch tích hợp CMOS cho dải sóng millimeter và sóng Teraherzt |
3 |
PGS. TS. Nguyễn Văn Cường |
Bảng điểm học tập |
12 |
Kỹ thuật đa anten thông minh |
3 |
TS. Lê Thị Phương Mai |
Bảng điểm học tập |
13 |
Thực hiện phần 1 của Luận án tiến sĩ |
17 |
Bộ môn KTVT |
Chương tổng quan về vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ... |
II. Năm thứ hai (tổng số 30 tín chỉ) |
||||
1 |
Chuyên đề tiến sĩ 2 |
3 |
Bộ môn KTVT |
Bảng điểm học tập |
2 |
Thực hiện phần 2 của Luận án tiến sĩ |
27 |
Bộ môn KTVT |
Luận án và các bài báo công bố... |
III. Năm thứ ba (tổng số 30 tín chỉ) |
||||
1 |
Thực hiện phần 3 của Luận án tiến sĩ |
30 |
Bộ môn KTVT |
Luận án và các bài báo công bố... |
2 |
Đánh giá luận án cấp Khoa/Bộ môn |
|||
3 |
Bảo vệ luận án cấp Trường |