Kỹ thuật Máy tính

21:51 - 25 04 2020

NGÀNH KỸ THUẬT MÁY TÍNH

1. GIỚI THIỆU

Ngành Kỹ thuật Máy tính được Khoa Điện tử – Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng phụ trách quản lý và đào tạo. Ngành Kỹ thuật Máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, là ngành học kết hợp kiến thức của cả hai lĩnh vực Điện tử và Công nghệ thông tin. Ngành Kỹ thuật Máy tính đào tạo các kiến thức liên quan đến nguyên lý, phương pháp thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật Máy tính, người học sẽ có kiến thức và kỹ năng để phân tích, thiết kế, và xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm trong các lĩnh vực: hệ thống nhúng, hệ thống Internet vạn vật (IoT), hệ thống xử lý tín hiệu/hình ảnh, hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo, hệ thống điện tử tương tự/số, công nghệ thiết kế vi mạch (chip), hệ thống điều khiển tự động,… Đồng thời, quá trình đào tạo cũng sẽ cung cấp cho người học các kỹ năng cần thiết để lập trình trên máy tính, điện thoại di động, vi điều khiển và vi xử lý,…

Năm 2020, Khoa Điện tử - Viễn thông mở ngành Kỹ thuật Máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu cao của xã hội về lĩnh vực này. Tuy là ngành mới mở nhưng về mặt bản chất ngành này được phát triển từ chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính của Ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông vốn có gần 35 năm kinh nghiệm đào tạo. Nhờ sự kế thừa này, ngành Kỹ thuật Máy tính được trang bị đầy đủ các nguồn lực về giảng viên, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy, các quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, và cộng đồng gần 4000 cựu sinh viên và học viên. Ngay từ năm tuyển sinh đầu tiên (năm 2020), điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Máy tính đã đứng Top 3 của Trường Đại học Bách khoa.

Hiện nay, theo xu hướng phát triển chung của các nền giáo dục đại học tiên tiến, chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật Máy tính được xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng dạy và học thông qua các phương pháp giảng dạy hiện đại như Học tập theo dự án (Project-based learning). Bên cạnh việc phát triển kiến thức chuyên môn, Khoa Điện tử - Viễn thông cũng chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng mềm cần thiết để sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Năm 2018, Khoa Điện tử - Viễn thông đã đạt được chuẩn kiểm định quốc tế AUN (ASEAN University Network – Mạng lưới các trường đại học của khu vực Đông Nam Á) với kết quả nổi bật, trở thành chương trình thứ 3 đạt được chuẩn quốc tế AUN trên tổng số gần 40 chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.

2. MÔ HÌNH ĐÀO TẠO

Ngành Kỹ thuật Máy tính được tổ chức đào tạo theo Mô hình tích hợp Cử nhân – Kỹ sư như sau:

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm, bằng Cử nhân
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Kỹ sư: 5 năm, bằng Cử nhân + bằng Kỹ sư
  • Đào tạo Kỹ sư (đối với người học đã tốt nghiệp trình độ Cử nhân): 1,5 năm, bằng Kỹ sư

3. MỤC TIÊU & CHUẨN ĐẦU RA

Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT Kỹ thuật Máy tính: xem tại đây

4. KIẾN THỨC ĐÀO TẠO

Các kiến thức đào tạo của ngành Kỹ thuật Máy tính bao gồm: lập trình ứng dụng, lập trình đa nền tảng, lập trình mạng, lập trình vi điều khiển và vi xử lý, trí tuệ nhân tạo, xử lý tín hiệu và hình ảnh, hệ thống nhúng, Internet vạn vật (IoT), cấu trúc dữ liệu, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, thiết kế vi mạch, công nghệ robot,…

5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Máy tính được giảng dạy bằng tiếng Việt và được thiết kế bao gồm khối kiến thức toán học và khoa học cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành Kỹ thuật Máy tính, khối kiến thức bổ trợ kiến thức xã hội và kỹ năng mềm, và khối kiến thức tự chọn chuyên sâu theo các định hướng Hệ thống nhúng và IoT, và Trí tuệ nhân tạo.

  • Khung CTĐT ngành Kỹ thuật Máy tính trình độ Cử nhân: xem tại đây
  • Khung CTĐT ngành Kỹ thuật Máy tính trình độ Kỹ sư: xem tại đây

6. VỊ TRÍ VIỆC LÀM:

Các vị trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư lập trình ứng dụng trên máy tính; kỹ sư lập trình đa nền tảng.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị và hệ thống phần cứng như hệ thống nhúng/IoT, rô-bốt, xe ô-tô, các thiết bị thu phát tín hiệu,…
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế và và viết phần mềm cho các hệ thống xử lý tín hiệu/hình ảnh, các hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Các công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông: Viettel, VNPT, FPT, LG Electronics, Synopsys, Savarti, Nippon Seiki, Renesas, Intel, Hino, muRata, D-Soft, Monstar Lab, Atoma Technology, Asti R&D, Luvina,Texas Instruments, Siemens, Bosch, Samsung Electronics, Premo, Netplus, Shinko Technos, Bklogy, VTN (Trung tâm Viễn thông quốc gia), Orient Software,…

  • Đại Học Đà Nẵng
  • Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network
  • Earth Observatory of Singapore
  • Singapore Centre for Environmental Life Sciences Engineering
  • Asean University network