THÔNG TIN PHÂN CHUYÊN NGÀNH
THÔNG TIN PHÂN CHUYÊN NGÀNH
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG (BẬC KỸ SƯ)
Theo Chương trình đào tạo Chuyên sâu đặc thù trình độ 7 (Kỹ sư) của ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (xem tại đây), sinh viên sẽ bắt đầu học các mô-đun kiến thức chuyên sâu từ học kỳ I năm thứ 5. Các mô-đun này tương ứng với các hướng chuyên ngành sau:
- Kỹ thuật Điện tử
- Kỹ thuật Viễn thông
- Hệ thống Máy tính
Dù theo học bất kỳ mô-đun chuyên ngành nào, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đều được cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông. Các chuyên ngành chỉ mang tính định hướng chuyên sâu trong học tập, không ảnh hưởng đến tên gọi văn bằng tốt nghiệp.
1. Căn cứ xét phân chuyên ngành
Sinh viên sẽ được xét phân chuyên ngành dựa trên điểm trung bình các học phần điều kiện tương ứng với từng chuyên ngành, cụ thể:
Chuyên ngành |
Các học phần điều kiện dùng để xét |
Kỹ thuật Điện tử |
Kỹ thuật lập trình, Lý thuyết mạch điện tử 1, Kỹ thuật mạch điện tử |
Kỹ thuật Viễn thông |
Tín hiệu & Hệ thống, Trường điện từ, Thông tin số |
Hệ thống Máy tính |
Kỹ thuật lập trình, Tín hiệu & Hệ thống, Kỹ thuật Vi xử lý |
Lưu ý: Trường hợp chưa học học phần nào, điểm học phần đó được tính là 0. Nếu sinh viên đã học cải thiện, lấy điểm cao nhất.
2. Quy trình đăng ký và xét phân chuyên ngành
Quá trình đăng ký và xét phân chuyên ngành được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Đăng ký nguyện vọng
Sinh viên điền form online, bao gồm:
- Thông tin cá nhân
- Ba nguyện vọng chuyên ngành (xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp)
- Điểm các học phần điều kiện tương ứng
Bước 2: Kiểm tra và xác nhận dữ liệu
Khoa ĐTVT tiến hành kiểm tra tính chính xác của thông tin sinh viên cung cấp, gửi lại xác nhận để sinh viên kiểm tra lần cuối.
Bước 3: Thực hiện xét phân chuyên ngành
Việc xét sẽ dựa trên nguyên tắc như sau:
- Hệ thống sẽ xét theo nguyện vọng 1 trước, sau đó lần lượt đến nguyện vọng 2 và 3.
- Trong mỗi nguyện vọng, sinh viên được xếp hạng dựa trên điểm trung bình của các học phần điều kiện tương ứng với chuyên ngành đăng ký.
- Những sinh viên có điểm cao hơn sẽ được ưu tiên xếp trước cho đến khi đủ chỉ tiêu của chuyên ngành đó.
- Sinh viên không trúng tuyển nguyện vọng cao hơn sẽ tiếp tục được xét ở các nguyện vọng kế tiếp theo cách tương tự.
Bước 4: Công bố kết quả
Sau khi xét xong, kết quả phân chuyên ngành sẽ được công bố đến sinh viên.
Lưu ý: Sinh viên không đăng ký nguyện vọng sẽ được xếp vào chuyên ngành còn thiếu chỉ tiêu.
3. Trách nhiệm sau khi phân chuyên ngành
Sau khi được phân chuyên ngành, sinh viên phải đăng ký và học đúng các học phần tự chọn theo danh sách mà Khoa đã quy định cho chuyên ngành tương ứng. Việc học sai chuyên ngành có thể dẫn đến ảnh hưởng trong xét học bổng, xét học vụ, xét tốt nghiệp,…
4. Thời gian triển khai xét phân chuyên ngành
Việc xét phân chuyên ngành được Khoa ĐTVT thực hiện vào đầu tháng 5 hằng năm, với lịch cụ thể sẽ được thông báo chính thức từng năm.
Lưu ý: Điểm học phần và trình độ đào tạo (Kỹ sư hoặc Cử nhân) được tính đến thời điểm bắt đầu đăng ký nguyện vọng.